Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Bị bầm tím mà không đau là bệnh gì?

Các vết bầm tím thường xuất hiện trên da sau chấn thương hoặc cũng có thể xuất hiện đột ngột không rõ lý do. Vậy khi bị bầm tím mà không đau, bạn có nguy cơ mắc phải bệnh gì? Cùng điểm danh một số vấn đề thường gặp trong bài viết chia sẻ dưới đây.
Bị bầm tím mà không đau là bệnh gì?

Những nguyên nhân khiến da bị bầm tím mà không đau

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến những vết bầm tím xuất hiện trên da không do chấn thương. Chúng thường không gây đau đớn nên ít được quan tâm, chú ý. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến những lý do như:

Tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc

Hiện nay, một số loại thuốc thường dùng có thể là nguyên nhân gây bầm tím bao gồm: Các loại thuốc chứa chất kháng đông máu như warfarin, clopidogrel và heparin. Một số thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), steroid (prednisone). Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư cũng dễ gây bầm tím trên da.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Có thể bạn chưa biết rằng, các loại Vitamin đảm nhiệm vai trò quan trọng trong máu. Chúng góp phần vào sự hình thành các tế bào hồng cầu, giúp duy trì ổn định lượng khoáng chất và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Với những người thiếu hụt vitamin C, vitamin K, sắt… trên da thường xuất hiện các vết bầm tím nhưng không rõ nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân khiến bầm tím xuất hiện trên da do cơ thể thiếu dinh dưỡng, bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ sẽ thấy vấn đề cải thiện đáng kể.

Mắc hội chứng Von Willebrand

Von Willebrand là hội chứng thường xảy ra khi máu không đông. Do một vài lý do nào đó, máu không đông như bình thường sẽ khiến việc di chuyển của máu sẽ trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài, máu bị kẹt lại dưới bề mặt da sẽ sớm tạo thành vết bầm.
Hội chứng Von Willebrand.

Bệnh giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là hiện tượng số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt khi tủy xương không tạo đủ tiểu cầu, cơ thể tự phá hủy tiểu cầu hoặc trong lá lách chứa quá nhiều tiểu cầu. Giảm tiểu cầu có thể gây ra ban xuất huyết hoặc đốm xuất huyết với những vết bầm có màu tím, nâu, đỏ bầm.

Người đang áp dụng hóa trị liệu

Những người đang áp dụng hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu có thể gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Ngoài ra, những người bị ung thư thường gặp khó khăn trong việc ăn uống. Từ đây dẫn đến thiếu hụt lượng vitamin, gây ảnh hưởng đến khả năng đông của máu.

Ung thư hạch không Hodgkin

Ung thư hạch không Hodgkin là bệnh ung thư hiếm gặp thường bắt đầu từ các tế bào lympho. Đây được biết đến là một phần của hệ thống miễn dịch nên khi bệnh lan đến tủy xương có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Tình trạng này có khả năng gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến tình trạng bầm tím hoặc chảy máu.

Đẩy lùi bầm tím trên da với Trật Đả Hoàn

Trong trường hợp những vết bầm tím xuất hiện trên da không rõ lý do, bạn nên chú ý quan sát những dấu hiệu khác của cơ thể để thăm khám tại các cơ sở y tế khi cần thiết.

Với những người bị bầm tím do chấn thương, sản phẩm thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông chính là cách làm tan máu bầm hiệu quả nhất, giúp xua tan nỗi lo mà các bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Sản phẩm thuốc giảm sưng tan máu bầm này được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên như nhũ hương, đương quy, đại hoàng, hồng hoa… Từ đây sản phẩm có công dụng hỗ trợ hoạt huyết, tán ứ, tiêu sưng, giúp giảm sưng nề, tụ huyết do chấn thương. Sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho những người bị tụ huyết gây bầm tím hay người bị sưng đau do nguyên nhân va đập, chấn thương phần mềm. 

Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn.

Để tăng tính tiện lợi khi sử dụng, nhà sản xuất Dược Bình Đông đã bào chế Trật Đả Hoàn thành dạng viên hoàn cứng, tròn và nhỏ. Người dùng chỉ cần sử dụng với liều lượng 1 gói/ lần sau ăn sẽ thấy phát huy hiệu quả sau thời gian ngắn. Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn là một trong những sản phẩm được người dùng vô cùng ưa chuộng trong thời gian qua.

Những vết bầm tím không đau, xuất hiện không có lý do thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe cần được quan tâm, chú ý. Khi có bất thường, bạn hãy thăm khám sớm để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét