Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Giá vàng năm 1997 bao nhiêu tiền 1 chỉ

Hơn 20 năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giá vàng năm 1997 vẫn được nhắc đến. Nó trở thành một mô hình đặc trưng cho sự biến động của giá vàng. Vậy vào thời điểm đó chuyện gì đã xảy ra? Giá vàng trực tuyến những năm 1997 bao nhiêu 1 chỉ?

Khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 - nguyên nhân trực tiếp tác động đến giá vàng

Ngày 2/7/1997, sau thất bại của những nỗ lực yếu ớt để không làm mất giá đồng tiền baht của Thái Lan, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra.

Trong những năm trước đó, Châu Á được xem là một con rồng đang vươn mình mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc (8-10%). Chẳng những thế, thị trường chứng khoán, nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng cao. Do vậy, khu vực này thu hút được một nguồn ngoại tệ khổng lồ. Những dòng tiền đầu tư trên khắp thế giới, nhất là dòng tiền ngắn hạn - con dao hai lưỡi dẫn đến khủng hoảng kinh tế.



Diễn biến của khủng hoảng tài chính 1997

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, các nước châu Á đã ký kết các hợp đồng mua bán ngoại tệ ngắn hạn, lãi suất cao. Riêng đầu năm 1997, người Thái đã ký ít nhất 2 hợp đồng với giá trị lên đến 15 tỷ USD.

Hai trong số đối tác của họ là công ty tài chính Quantum (George Soros) và Tiger Management Corp. Các tổ chức này đã thu mua đồng baht Thái, cho thanh toán chậm từ 6 tháng đến 1 năm. Với tình hình khả quan của kinh tế lúc đó, các nhà đầu tư và Thái Lan đều tin rằng đồng baht sẽ tăng giá.

Từ ngày 14 - 16/5/1997, những dấu hiệu khủng hoảng bắt đầu nhen nhóm. Thị trường tiền tệ ở Thái Lan tràn ngập lệnh bán đồng bath. Để giữ tỷ giá hối đoái ở mức ổn định 25 baht/USD, ngân hàng Trung Ương Thái Lan đã chi ra gần 10 tỷ USD trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, đó vẫn là hành động vô ích khi chỉ ngay sau đó, baht mất giá 50%.

Sau quyết định thả nổi đồng tiền của Thái Lan, đồng baht tiếp tục giảm thêm 108%. Lúc này nó cũng ảnh hưởng đến đồng peso (Philippines), đô la (Singapore), ringgit (Malaysia), rupiah (Indonesia).

Bắt đầu từ Đông Nam Á, cơn sóng khủng hoảng tiếp tục lan ra khiến Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,...... đều bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế

Sự phát triển không bền vững

Đầu tiên, tốc độ phát triển của các quốc gia châu Á không tỉ lệ thuận với sự bền vững.

Đa số các quốc gia đều lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng giữ tỷ giá hối đoái ở mức thấp nhất. Điều này giúp các nước có thể tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thay vì neo tiền tệ bền vững thì các ngân hàng Trung Ương lại chọn cách mua bán ngoại hối.


Việc xuất khẩu của các nước chỉ tập trung vào một số mặt hàng gây mất cân đối nghiêm trọng. Cụ thể, chỉ riêng mặt hàng điện tử đã chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, tỉ lệ này ở Malaysia là 49,2% và Philippines là 43,6%. Khi công nghệ dần lạc hậu, các quốc gia này vừa bị giảm khả năng cạnh tranh vừa phải tăng nhập khẩu. Điều này dẫn đến tài khoản vãng lai bị thâm hụt nghiêm trọng so với mức cho phép là 5% GDP. Trong năm 1996, độ thâm hụt của Thái đã lên đến 8,5%. Ở Philippines, tỉ lệ này lên đến 13%.
  • Sự mất cân đối trong đầu tư
Để bù đắp cho sự thiếu hụt ngoại tệ, các nước châu Á đã lựa chọn hình thức vay vốn nước ngoài. Chính sách phát triển lúc này chỉ tập trung vào số lượng chứ không phải chất lượng. Nghĩa là, các nước sẽ vay vốn, tăng sản xuất để chiếm thị trường. Sau khi ổn định mới tính đến chuyện kiếm lời. Tuy nhiên, khi nguồn cung vượt nhu cầu của thế giới thì thua lỗ là một chuyện tất yếu.

Thay vì vay các nguồn vốn dài hạn, Thái Lan, Hàn Quốc,... lại chọn vay ngắn hạn với lãi suất cao hơn. Ở Thái Lan, tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm đến 45%. Còn ở Hàn Quốc, có đến 80 tỷ trong số 110 tỷ USD tổng nợ nước ngoài là nợ ngắn hạn.

Sau khi có được nguồn ngoại tệ, việc quản lý vốn cũng có nhiều bất cập. Nguồn tiền ngắn hạn lại được dùng đầu tư vào các dự án dài hạn như kết cấu hạ tầng, bất động sản, địa ốc,... Các ngân hàng cũng phê duyệt các khoản đầu tư vô tội vạ, tăng rủi ro do các khoản nợ xấu. Vào thời điểm đó, nợ xấu chiếm đến 20%, 23% GDP lần lượt ở các nước Thái Lan, Malaysia.

Thêm nữa, có đến 80% vốn đầu nước ngoài vào châu Á dưới hình thức gián tiếp. Các nhà đầu tư trên thế giới sẽ mua cổ phiếu, cổ phần của các công ty trên sàn chứng khoán. Khi dấu hiệu suy thoái nổ ra, nhà đầu tư bắt đầu bán thốc bán tháo khiến nội tệ bị giảm giá nghiêm trọng.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến khủng hoảng kinh tế như đầu cơ ngoại tệ, bất ổn chính trị, chính sách tài chính,..

Giá vàng năm 1997 bao nhiêu tiền 1 chỉ

Giá trị của vàng có thể phân tách thành 3 phần khác nhau. Đó chính là giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ và giá trị bảo hiểm rủi ro. Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, giá trị thứ ba của vàng được nhắc đến nhiều nhất.

Tuy nhiên, năm 1997 khi khủng hoảng tiền tệ diễn ra ở châu Á lại là một câu chuyện khác.

Giá vàng năm 1997 giảm đột biến

Vào tháng 7 năm 1997, các ngân hàng trung ương phương Tây bắt đầu giảm dự trữ vàng một cách có trật tự. Bỉ có động thái dùng vàng đúc tiền để ngụy trang, Hà Lan, Thụy Sỹ bán vàng trực tiếp. Úc cũng bán hết 2 phần 3 trữ lượng vàng quốc gia tương đương 1,7 tỷ đô la.

Tính từ đầu đến cuối năm 1997, giá vàng đã giảm từ 365 USD/ounce xuống 287,5 USD/ounce.

Nếu tính theo VND vàng đã giảm từ 4.223 nghìn đồng/lượng (11,57 VND/USD ngày 2/1/1997) xuống 3.534 nghìn đồng/lượng (12,292 VND/USD ngày 31/12/1997).Tức tại thời điểm 1997, giá vàng chỉ khoảng hơn 300 nghìn đồng 1 chỉ. Đây là mức giảm cao nhất kể từ năm 1985.

Nguyên nhân của sự sụt giá này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ. Khi đồng tiền của các nước châu Á liên tục rớt giá, thế giới đã nhận ra đồng USD là một kênh trú ẩn an toàn. Do vậy, họ đã tìm mọi cách giảm dự trữ vàng để tăng cường thu mua đô la.

Giá vàng giai đoạn sau năm 1997 biến động như thế nào?

Suốt giai đoạn 10 năm kể từ sau 1997, giá vàng thế giới biến động không ngừng. Có thể chia thành hai giai đoạn như sau:

  • Giá vàng từ năm 1998 đến 2000 vẫn tiếp tục giảm

Ngày 24 tháng 3 năm 1998, giá vàng tiếp tục giảm còn 278,7 USD/ounce. Như vậy, vào thời gian này giá vàng Việt Nam đang ở mức 3,617 nghìn đồng/lượng (12,980 VND/USD). Nghĩa là vào đầu năm 1998, một chỉ vàng có giá khoảng 362 nghìn đồng.

Tại thời điểm này, để sản xuất ra 1 lượng vàng phải tốn đến 315 đô la Mỹ. Trong khi chi phí bán ra thấp hơn nhiều chi phí sản xuất. Cộng thêm việc các ngân hàng nhà nước và các chủ đầu tư liên tục bán tháo vàng. Nhu cầu sử dụng vàng đã ít hơn 1000 tấn so với thời gian trước. Hơn một nửa số mỏ vàng trên thế giới đã thua lỗ và đóng cửa.

Đến ngày 6 tháng 7 năm 1999, Ngân hàng Anh đã bán 25 tấn vàng. Trong vòng 3 - 5 năm tiếp theo, ngân hàng Anh có kế hoạch bán tiếp 475 tấn vàng. Điều này kéo giá vàng xuống tiếp 10%, chỉ còn khoảng dưới 260 USD/ounce.

Thị trường ảm đạm của vàng vẫn tiếp tục giảm và phẳng lặng trong gần hai năm tiếp theo.
  • Giá vàng từ năm 2000 đến 2008 trở lại đà tăng trưởng
Khi người ta bắt đầu tin rằng giá vàng có thể xuống đến 150 USD/ounce thì vàng đã chứng minh điều ngược lại.

Từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 8 năm 2005, đồng USD bắt đầu giảm từ 120 xuống còn hơn 80 điểm. Nguyên nhân đến từ “thâm hụt kép” ở Mỹ; Khủng bố ngày 11/9; sự trỗi dậy của đồng Euro; Tình hình bất ổn ở Trung Đông; sự vươn lên của châu Á,...

Điều này đã tạo nên một dấu hiệu tích cực đối với vàng 9999 khi nó đã tăng giá đến 60% trong hơn 4 năm. Tuy vậy, giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của vàng vẫn chưa kết thúc. Tháng 9 năm 2005, giá vàng đã vượt mức 450 USD/ounce. Mặc dù trong giai đoạn tăng này giá vàng vẫn biến động liên tục do các nhà đầu tư mua vào, bán ra liên tục. Nhưng nhìn chung, xu hướng của nó vẫn là tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
  • Giá vàng năm 1997 và bài học cho năm 2020
Các nhà nghiên cứu cho rằng suy thoái kinh tế cũng có quy luật và chu kỳ của nó. Điều này đã được chứng minh khi 30 năm gần đây thế giới đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng (1987, 1997, 2007). Nếu quy luật này là đúng thì 2020 có thể sẽ diễn ra cuộc khủng hoảng thứ 4.

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh, bạo động, nổi loạn, dường như đang chứng minh tính hiện hữu của cuộc khủng hoảng mới. Vậy, giá vàng sẽ biến động như thế nào trong thời gian sắp tới?
Những dấu hiệu chứng tỏ kinh tế thế giới 2020 đang trên đà suy thoái

Có thể nói, nguy cơ cho một cuộc khủng hoảng đã manh nha ngay từ giữa năm 2019. Khi đó, các nền kinh tế hàng đầu như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, EU,... đều báo cáo tăng trưởng thấp. Tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách của các nước này cũng là điều đáng báo động. Tính đến cuối năm 2019, GDP toàn cầu trung bình chỉ có 2,9%. Kể từ sau khủng hoảng 2008-2009, tốc độ tăng trưởng thế giới mới thấp đến như vậy.

Đến đầu năm 2020, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào kinh tế toàn cầu. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres và các tổ chức tài chính lớn như IMF, Fed đều cảnh báo về cuộc suy thoái mới.

Đặc biệt, các chuyên gia đều cho rằng khủng hoảng lần này sẽ nghiêm trọng và khó khăn nhất. Nguyên nhân vì:

Thế giới hiện tại đang có sự xung đột và chia rẽ sâu sắc: Có thể kể đến như mâu thuẫn lợi ích, chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc; Xung đột chính trị ở châu Á và Trung Đông; Anh rút khỏi EU gây rạn nứt hệ thống chính trị đa phương,...

Ngay tại nội bộ của mỗi quốc gia vẫn có những bất đồng đáng kể. Ví dụ như các cuộc biểu tình vì người da màu ở Mỹ; căng thẳng giữ Trung Quốc với Đài Loan, Hồng Kông,.

Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng âm trong đại dịch. Trong khi tổng nợ trên thế giới đã gấp 3 lần GPD toàn cầu. Ngay cả khi các ngân hàng trung ương và chính phủ giảm lãi suất, tăng các gói cứu trợ thì việc phục hồi nền kinh tế không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Hàng loạt doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, thị trường chứng khoán lao dốc thảm hại. Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói diễn ra ngày càng nhiều. Chưa kể, trong mùa dịch việc giao thương giữa các nước cũng bị hạn chế nhất định.
  • Dự báo về giá vàng năm 2020
Có một điều khác biệt khiến giá vàng năm 1997 và giá vàng năm 2020 biến động trái chiều nhau. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ chủ yếu diễn ra ở châu Á nên ít ảnh hưởng đến đồng USD. Do vậy, nó sẽ kích thích các nước bán vàng dự trữ để đầu cơ đồng tiền Mỹ. Phương châm lúc đó chính là “cash is king” - tiền mặt là vua.

Đến năm 2020, khi đồng USD, đồng nhân dân tệ, giá dầu, giá chứng khoán đều xuống thấp thì vàng lại phát triển mạnh mẽ. Tuy có những biến động ngắn nhưng nếu theo dõi giá vàng hôm nay thường xuyên bạn sẽ thấy giá vàng 24k, vàng trong nước, vàng SJC, vàng 18k đều tăng đột biến. Ở nước ta, các thương hiệu như vàng Doji, vàng PNJ, vàng Bảo Tín Minh Châu cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Mặc dù đã có mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên kể từ đầu năm. Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về tương lai của giá vàng. Các quỹ đầu tư quốc tế cũng tăng dự trữ vàng đáng kể.

Đến sáng nay 3/6/2020, vàng đã đạt 1.725 USD/ounce, cao hơn đầu năm 2019 35,6%. Khi tính từ năm 1997, giá vàng hiện tại đã cao hơn đến 600%. Nhiều chuyên gia dự đoán, nếu tương lai khi Fed buộc phải sử dụng lãi suất âm giá vàng sẽ phá kỷ lục 1.920 USD/ounce.

Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của giá vàng. Nếu muốn đầu tư, bạn nên hoạch định rõ ràng mục tiêu. Rõ ràng trong giai đoạn này vàng vẫn là một kênh trú ẩn an toàn, là bảo hiểm rủi ro tốt nhất. Nhưng khi vàng ở đỉnh, nos cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định.

Khi có nhu cầu tìm hiểu, cập nhật giá vàng hằng ngày, bạn có thể xem thêm tại Jemmia!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét