Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không? |
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?
Bệnh nhân đau thần kinh tọa hoặc mắc các bệnh xương khớp khác đều có thể tập thể dục vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai hơn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Hơn nữa, việc thường xuyên tập thể dục với các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,... còn giúp thư giãn dây chằng cột sống lưng, giảm thiểu tình trạng co cứng cơ và khớp.=> Xem thêm: Cây thuốc nam chữa đau thần kinh toạ
Người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý gì khi tập thể dục?
- Trong một số trường hợp, tập thể dục sai cách có nguy cơ khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên tệ hơn. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên chú ý một số yếu tố như sau:
- Lựa chọn bài tập phù hợp với hiện trạng sức khỏe. Nên thăm khám để kiểm soát tốt bệnh tình. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về việc chọn bài tập và lên kế hoạch cho việc tập luyện.
- Trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào, bạn cần dành ra ít nhất 10 phút cho việc khởi động và làm nóng cơ thể.
Khởi động làm nóng cơ thể trước khi bước vào bài tập là điều cần thiết |
- Mỗi ngày chỉ nên dành ra khoảng 20 – 30 phút, mỗi tuần duy trì 4 – 5 lần. Thời gian vàng để bạn thực hiện việc tập luyện đó chính là buổi sáng.
- Ngoài ra, bạn cần tránh những môn vận động mạnh, đòi hỏi sự di chuyển nhiều. Điển hình như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền… không nên tập với cường độ nhanh và mạnh.
Bài tập thể dục cho người bị đau thần kinh tọa
Bài tập kéo giãn bằng đầu gối
Chuẩn bị một tấm thảm, sau đó bạn nằm ngửa trên đó. Tiếp theo, đặt một cái gối nhỏ dưới đầu. Gập đầu gối của bạn, giữ cho bàn chân thẳng, rộng bằng vai. Đưa đầu gối lên phía ngực, dùng hai tay nắm đầu gối và kéo đầu gối lên. Dần dần tăng độ căng miễn sao vẫn cảm thấy thoải mái. Giữ khoảng 20 - 30 giây và hít thở sâu. Lặp lại 3 lần sau đó chuyển sang chân kia.Bài tập kéo giãn bằng gân kheo
Vẫn sử dụng thảm và gối như cách trên, nằm ngửa và gập đầu gối của bạn, giữ hai bàn chân rộng bằng hông. Thư giãn phần trên của cơ thể và cúi nhẹ cằm. Đưa đầu gối lên phía ngực và dùng hai tay nắm hai dây chằng phía sau đầu gối. Từ từ duỗi thẳng đầu gối, giữ vị trí này trong 20 - 30 giây và hít thở sâu. Đưa đầu gối trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 2-3 lần với chân kia.Bài tập mở rộng lưng
Để bắt đầu, bạn nằm sấp và sử dụng khuỷu tay để đẩy phần trên của cơ thể lên. Ở tư thế này, xương sống được kéo dài, vai giữ lại và cổ dài ra. Bạn giữ cổ dài, làm lưng cong vòm nhiều hơn bằng cách đẩy tay xuống và nâng người lên cao. Làm đúng động tác, bạn sẽ thấy căng nhẹ ở cơ vùng bụng khi nâng phần trên cơ thể lên. Hít thở sâu và giữ khoảng 5-10 giây. Sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 8-10 lần.=> Xem thêm: Cách trị rối loạn tiền đình
Bài tập nằm căng cơ mông
Bạn bắt đầu với tư thế nằm ngửa và đặt một cái đệm nhỏ, phẳng dưới đầu. Gập nhẹ đầu gối chân trái và gác bàn chân phải lên đùi chân trái. Nắm đùi trái và kéo nó về phía bạn. Giữ xương sống chạm sàn trong suốt quá trình kéo và hông thẳng khoảng 20-30 giây với hơi thở sâu. Lặp lại 2-3 lần.“Giải quyết” mối lo đau thần kinh tọa nhờ Dưỡng cốt Bình Đông
Đông y cho rằng, để chữa bệnh này nhất quyết phải giải phóng chèn ép, giúp tuần hoàn máu lưu thông và nuôi dưỡng tạng thận, xương khớp để phòng bệnh tái phát. Đây cũng chính là cơ sở ra đời của sản phẩm Dưỡng cốt Bình Đông.Thành phần chính của Dưỡng cốt hoàn toàn từ thiên nhiên, là thảo dược được sản xuất 100% tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Thành phần bao gồm:
- Đỗ trọng, đương quy, xuyên khung, độc hoạt, ngưu tất, phòng phong: điều trị các triệu chứng đau lưng, chân gối yếu mỏi, chân tay đau nhức, mạnh gân xương khớp.
- Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Bạch thược, Thục địa, Phục linh:bồi bổ khí huyết, giúp máu huyết lưu thông.
- Tang ký sinh, thanh táo: giúp giảm đau nhức xương khớp, gân cốt nhức mỏi.
- Người lớn tuổi cột sống bị thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Người lao động nặng, công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng hoặc ngồi nhiều, xoay lưng.
- Dân văn phòng ngồi nhiều, ngồi 1 chỗ, ít vận động trong thời gian dài.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét