Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Bị vướng đờm ở cổ họng làm gì cho hết?

Đờm là một dạng chất nhầy có độ lỏng, đặc khác nhau tùy vào tình trạng bệnh lý. Nếu cơ thể khoẻ mạnh, chất nhầy mỏng và không tạo ra dấu hiệu nào bất thường. Nhưng, lúc bạn bị bệnh như cảm cúm, thì đờm có thể dày lên, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu gặp tình trạng đờm vướng ở cổ họng, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây.

Bị vướng đờm ở cổ họng nên làm gì?

1. Súc miệng với nước muối

Khi bị đờm trong cổ họng, bạn nên súc miệng bằng nước muối tối thiểu 2 lần/ngày. Việc súc miệng bằng nước muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, giúp làm dịu cơn đau họng của bạn.

Lưu ý: Khi súc miệng với nước muối, hãy ngửa đầu về phía sau để hỗn hợp tiếp xúc dễ hơn với cổ họng. Bạn có thể khó nhẹ trong 30 giây để tăng hiệu quả.

2. Làm loãng đờm bằng hơi nước

Cách này có thể giúp làm dịu cổ họng, làm loãng đờm. Cách làm như sau:

- Rót nước nóng đang bốc hơi vào 1 cái tô

- Cúi đầu trên bát nước, trùm khăn tắm quá đầu và bát nước

- Chầm chầm hít hơi nước

- Sau đó uống 1 cốc nước để cung cấp nước cho cơ thể.

- Làm 1 – 2 lần/ngày khi cần. Bạn có thể thêm ít tinh dầu vào nước xông để tăng hiệu quả.

3. Tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp

Khi có đờm vướng cổ họng, hãy thử dùng các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa chanh, gừng, tỏi. Những loại gia vị này có tác dụng trị cảm lạnh, ho, loại bỏ chất nhầy dư thừa ra khỏi cổ họng. Ngoài ra, bạn có thể dùng một số dược liệu khác nấu làm nước uống để làm tan đờm như cam thảo, nhân sâm,…

Đặc biệt, khi bị tiêu đờm nhớ uống nhiều nước, nhất là nước ấm có thể cải thiện tình trạng đờm, giúp dịch nhầy di chuyển dễ dàng hơn trong đường thở. Bạn có thể uống thêm nước ép trái cây, trà không chứa caffeine.

Hướng dẫn bạn cách làm trà chanh mật ong để làm dịu cổ họng, giảm đờm.

- 1 gói trà chanh pha với 10ml nước cốt chanh và 240 ml nước nóng.

- Cho thêm 15ml mật ong vào và khuấy đều, uống khi còn ấm.

Thức uống này có tác dụng dụng làm loãng và loại bỏ đờm. Mật ong thì giúp làm dịu cổ họng.

Uống trà chanh mật ong.

4. Dùng Thiên Môn Bổ Phổi

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông là sản phẩm Đông y kế thừa tinh hoá của y học cổ truyền với thành phần chính là Thiên môn đông, Trần bì có tác dụng bổ phế âm, kiện tỳ ích khí, giúp bổ phổi, giảm ho lâu ngày, giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng…

Ngoài ra, Thiên Môn Bổ Phổi còn chứa nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên giúp giảm các chứng ho như ho khan, ho gió, ho có đờm; giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng như:

- Bạc Hà: Tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất

- Bách Bộ: Tuyên phế giúp nhuận phế, giảm ho

- Tang Bạch Bì: Thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, giảm ho, hạ suyễn, tiêu sưng

- Bình vôi: An thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa, bổ phế khí

- Gừng: Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm suyễn ho phong hàn thấp tỳ.

- Kinh giới: Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết.

- Atiso: Lợi mật, tăng cường tiêu hóa, kiện tỳ

Đặc biệt, sản phẩm được điều chế theo nhận định của y học hiện đại, nên dễ hấp thụ, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Uống Thiên Môn Bổ Phổi là một trong những cách trị ho lâu ngày ở người lớn hiệu quả và an toàn.

Thiên Môn Bổ Phổi giúp trị ho có đờm, ho lâu ngày hiệu quả.

Cách phòng ngừa để đờm tích tụ

- Nâng cao đầu khi ngủ để chất nhầy không tích tụ ở cổ họng.

- Ngừng ăn thức ăn gây trào ngược thực quản như hành tỏi, thức ăn cay, chất kích thích, nước có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ…

- Không hút thuốc và tránh xa khỏi thuốc vì nó có thể làm khô dây thanh đới, từ đó kích thích cơ thể sản xuất thêm chất nhầy để khôi phục độ ẩm đã mất, lâu dần có thể tích nhiều đờm trong cổ họng.

- Tránh các sản phẩm từ sữa khi bị đờm vướng trong cổ họng, vì sữa có thể làm đặc chất nhầy.

Trên đây là một vài thông tin hướng dẫn cách giải quyết đờm trong cổ họng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đờm lâu ngày không khỏi thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán xem mình có mắc bệnh lý nguy hiểm nào không nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét