Thời tiết thay đổi đột ngột thường tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, triệu chứng phổ biến gồm có ho, hắt hơi, sổ mũi... Vậy ho lâu ngày có ảnh hưởng gì không ? Đặc biệt là đối với những người bị ho lâu ngày không điều trị.
Ho lâu ngày không chữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Ho là biểu hiện bình thường, là phải xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ cũng như giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp đây là tín hiệu của các bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản, viêm phổi...Nhiều người khi bị ho lâu dài thường chủ quan, không sử dụng thuốc, điều này vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe như:
Ho về đêm kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần... Ho cũng có thể gây kích thích, co thắt thanh quản, làm vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… Trong một số trường hợp, ho gây vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi, kích thích nôn ói, thoát vị bẹn, rốn…
Với thai phụ, ho có thể sẽ dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són đái, són phân. Ở người bị loãng xương nặng, ho kéo dài dai dẳng, xuất hiện thường xuyên có thể gãy xương sườn, với người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng…
Với trẻ em, ho có thể khiến trẻ biếng ăn, sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao, chậm phát triển. Sức khỏe không ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả học tập đối với các bé đang độ tuổi đến trường. Trẻ bị ho lâu ngày cũng sẽ bị thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
Ho về đêm kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần... Ho cũng có thể gây kích thích, co thắt thanh quản, làm vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… Trong một số trường hợp, ho gây vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi, kích thích nôn ói, thoát vị bẹn, rốn…
Với thai phụ, ho có thể sẽ dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són đái, són phân. Ở người bị loãng xương nặng, ho kéo dài dai dẳng, xuất hiện thường xuyên có thể gãy xương sườn, với người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng…
Với trẻ em, ho có thể khiến trẻ biếng ăn, sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao, chậm phát triển. Sức khỏe không ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả học tập đối với các bé đang độ tuổi đến trường. Trẻ bị ho lâu ngày cũng sẽ bị thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
Làm thế nào khi bị ho kéo dài?
Có thể thấy rằng, ho kéo dài gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bởi thế, bạn nên sử dụng thuốc sớm với một số loại thường được bác sĩ kê đơn gồm:- Thuốc kháng histamin và chống sung huyết trong trường hợp ho gây kích ứng và chảy dịch mũi sau.
- Thuốc điều trị hen dạng xịt trong trường hợp hen phế quản do có tác dụng làm giảm viêm và giãn đường thở.
- Sử dụng kháng sinh trong trường hợp ho do nhiễm khuẩn.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày sử dụng khi bị ho với nguyên nhân do trào ngược dạ dày - thực quản
- Thuốc giảm ho, thuốc bổ phổi được sử dụng khi ho không xác định được nguyên nhân, đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
Trong trường hợp ho lâu ngày những chưa muốn thăm khám tại các cơ sở y tế, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm Đông y giúp trị ho an toàn, hiệu quả mà không cần kê đơn của bác sĩ. Một trong số đó, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chính là lựa chọn hàng đầu bạn nên cân nhắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét