Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Sự thật về kim cương nhân tạo bạn cần biết

Kim cương nhân tạo đang trở thành xu hướng nhận được sự quan tâm của nhiều người trong thời gian gần đây. Bạn đã biết hết các thông tin về kim cương nhân tạo chưa. Hãy cùng tìm hiểu sự thật về kim cương nhân tạo được bày bán nhiều trên thị trường hiện nay
Kim cương nhân tạo
Theo sự phân loại của các chuyên gia về đá quý trên toàn cầu kim cương nhân tạo là loại đá quý có đầy đủ thành phần hóa học, tính chất giống với kim cương tự nhiên, hoàn toàn là kim cương nhưng được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Có 2 cách tổng hợp kim cương nhân tạo hiện nay đó là phương pháp truyền thống áp suất cao nhiệt độ cao HPHT và phương pháp tụ hơi hóa học CVD
Trên thực tế muốn tạo ra được kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm tức là tạo ra một môi trường tăng trưởng giống với kim cương tự nhiên và điều này không hề dễ dàng. Sự tổng hợp kim cương này đòi hỏi yêu cầu về máy móc công nghệ cao, kỹ thuật tay nghề cao, chưa kể kỹ thuật chi phí cắt mài hoàn toàn giống kim cương tự nhiên nên giá kim cương nhân tạo không hề rẻ.
Giá kim cương nhân tạo CVD và HTPT thường bằng ½ so với kim cương tự nhiên cùng chất lượng.

Thực tế các loại kim cương nhân tạo này thường rất ít xuất hiện trên thị trường trang sức mà chủ yếu được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
Vậy vấn đề đặt ra là những viên kim cương nhân tạo được rao bán tràn lan hiện nay là gì. Đó là các loại đá tổng hợp có đặc tính tương tự, vẻ bề ngoài giống với kim cương tự nhiên trong đó phổ biến nhất là CZ.
Chính nhờ những đặc tính về màu sắc tương tự như kim cương mà CZ được các nhà bán buôn gọi với cái tên kim cương nhân tạo.
Các đặc tính của kim cương nhân tạo CZ
Kim cương nhân tạo CZ được phát triển lần đầu bởi các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga là một loại đá tổng hợp từ Zirconium(IV) Oxit có nhiều đặc tính giống kim cương và giá thành thấp hơn.
Nếu cùng một kích thước ly, cũng như hình dạng viên đá kim cương nhân tạo CZ sẽ khá nặng và nặng gần gấp đôi kim cương tự nhiên.
Trọng lượng riêng của kim cương nhân tạo CZ từ 5,6 đến 6N/m3 tức là nặng gần 1,7 lần kim cương tự nhiên.
Kim cương nhân tạo CZ không có tính dẫn nhiệt như kim cương tự nhiên nên dễ bị bám hơi nước khi hà hơi và sẽ bị mờ đi.
Độ cứng trên thang đo Mohs của kim cương nhân tạo CZ là 8.5 trong khi kim cương là 10 vì thế nếu bị va đập kim cương nhâm tạo sẽ dễ bị trầy xước. 
Trên thị trường hiện nay có Swarovski cũng thuộc nhóm đá CZ được tráng một lớp carbon bên ngoài giúp tăng một phần độ cứng của viên đá giảm trầy xước khi va đập.
Lửa của kim cương nhân tạo CZ cũng không màu, có hình lăng trụ tương tự như kim cương tự nhiên nhưng ngắn hơn kim cương.
Nếu thả vào nước những viên kim cương tự nhiên sẽ chìm xuống còn những viên kim cương nhân tạo này sẽ nổi hoặc lơ lửng ở khoảng giữa mà không chìm xuống.
Nếu dùng bút thử kim cương sẽ phân biệt được CZ thường và kim cương tự nhiên tuy nhiên nếu là Swarovaski CZ được tráng lớp carbon sẽ khó phân biệt khi dùng bút thử.
Điều đáng lưu ý là hơn 80% trang sức lưu hàng hiện nay đều được gắn kim cương nhân tạo CZ có thể nói đây là loại đá quý phổ biến nhất hiện nay.
Giá thành của kim cương nhân tạo CZ khá thấp do độ cứng ở mức vừa chỉ giữ được vẻ đẹp cũng như độ bền sau một thời gian. Swarovaski CZ được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và cao cấp hơn nên sẽ đẹp lấp lánh và bền hơn tuy nhiên vẫn chỉ được một thời gian.
Nếu bạn quan tâm đến trang sức lấp lánh ngoài kim cương nhân tạo CZ Moissanite là một sự lựa chọn không tồi với độ cứng 9.5 xấp xỉ kim cương tự nhiên và nhiều đặc tính giống kim cương. Moissanite sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời và lâu dài dành cho bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét