Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Tìm hiểu về mỏ kim cương Mir

Mỏ kim cương Mir, hay còn được gọi là mỏ Mirny. Đây là một mỏ kim cương lộ thiên nằm ở Mirny, Cộng hòa Sakha, thuộc vùng Siberia, miền đông nước Nga. Nơi có mùa đông khắc nghiệt nhất nhì thế giới, nhiệt độ trung bình luôn ở mức -35 độ. Ngoài ra, không chỉ có mỏ kim cương Mir, mà nơi đây còn là quê hương của rất nhiều mỏ kim cương khổng lồ khác. 

Mỏ kim cương Mir

Vào cuối những năm 1940, Liêng bang Xô viết rơi vào tình trạng khan hiếm kim cương, không chỉ về giá trị về mặt kinh tế mà chúng còn phục vụ mục đích công nghiệp như chế tạo mũi khoan siêu cứng. 

Do đó, các nhà nội địa chất lên đường tới vùng hoang dã Siberia để tìm kiếm. Họ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu kim cương. Và tại cùng phía đông Siberia, họ đã tìm thấy mỏ Mir. Chúng nằm trên vách của thị trấn Mirny được thành lập vào năm 1955.
Hình 1: Mỏ kim cương Mir là biểu tượng của các hoạt động khai thác cùng Yakutia
Mỏ kim cương Mir sâu đến 525 mét, gần gấp 2 lần chiều cao của tháp Eiffel chồng lên nhau. Với kích thước khổng lồ này đã giúp Mir trở thành mỏ kim cương lộ thiên lớn và sâu nhất trên Trái đất. 

Ngoài ra, chiều dài miệng hố rộng đến 1,2km cũng là điểm nổi bật giúp mỏ này được xem như biểu tượng về hoạt động khai thác ở vùng Yakutia, mặc dù ở đây có tới 12 mỏ. 

Hoạt động mỏ kim cương lộ thiên: nơi khác thác ¼ kim cương trên thế giới

Bắt đầu đi vào khai thác vào năm 1957, nơi đây đã cung cấp khoảng 10 triệu carat kim cương mỗi năm cho thị trường thế giới. Một trong những viên đá quý ấn tượng nhất từng xuất xứ từ khu mỏ này, và có kích thước lên đến 342,57 carat. Sở hữu màu vàng chanh tuyệt đẹp và được đặt tên là “Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 26”. 

Hình 2: Mỏ bắt đầu đi vào hoạt động khai thác vào những năm 1857
Tuy vậy hoạt động khai thác mỏ kim cương lộ thiên đã dừng và năm 2001. Công việc ở dưới lòng đất vẫn được tiếp tục và kéo dài đến 8.2017, thời điểm này hồ khổng lộ 1,2km đã bị ngập nước nghiêm trong sau đợt lũ quét. Theo Sputnik, Tập đoàn Alrosa đang cân nhắc việc khởi động lại khu mỏ này, vì chúng còn tiềm năng quá lớn. 

Khai thác kim cương dưới băng

Nhiệt độ trại thị trấn Mirny rất lạnh, vì thế nhiệt độ trong hầm xuống đến mức 55 độ C. Hầu như không thể đào trong hầu hết thời gian cả một năm. Vì tất cả mọi thứ đều đóng băng. Liên xô buộc phải cụng các động cơ phản lực để làm tan được lớp đất bên dưới. Ở những nơi đất bị đóng băng cứng, buộc các thợ mỏ phải tăng lượng chất nổ để phá hủy. 

Hình 3: Vì nhiệt độ rất lạnh nên hầu như phải sử dụng chất nổ để khai thác
Các công nhân tại đây cũng thích ứng được môi trường khắc nghiệt. Đa số thợ mỏ đều là người địa phương và nắm rõ thời tiết. Hơn 35.000 cư dân ở thành phố Mirny đều làm việc cho Tập đoàn Alrosa. Khoảng 10% thuế thu được tại khu vực này đền từ hoạt động khai thác kim cương. Đã giúp thành phố Mirny đã phát triển một cách mạnh mẽ. 

Chất lượng kim cương ở mỏ Mir

Theo như các nhà buôn kim cương, một điều kỳ lạ là chất lượng kim cương tại mỏ Mir. Những viên kim cương đều có cùng một kích thước và hình dạng đồng đều, được gọi là “Silver Bears”. 

Cách Nga sản xuất lượng lớn kim cương đều có kích thước đồng đều như vậy vẫn còn là ẩn số mà chưa ai lý giải được. Vì tại mỏ kim cương Mir, họ không có đu máy móc, công nghệ làm được điều này. Cũng chính vì điều này đã vô hình tạo nên nỗi lo sợ về việc Liên Xô đổ kim cương vào thị trường mở, sẽ dẫn đến tăng cung và làm hạ giá kim cương. 

Hình 4: Những viên kim cương ở đây đồng đều đến mức kỳ lạ
Mặc dù đã bị đóng cửa vào những năm 2000, nhưng mỏ vẫn tiếp tục hoạt động bằng hàng chục đường hầm sâu trong lòng đất. Một năm, mỏ kim cương Mir vẫn mang đến 2 tấn kim cương. 

Ngoài bí ẩn về những viên kim cương ở đây. Miệng lỗ sâu của mỏ kim cương Mir còn tạo ra một lực hút vô cùng khủng khiếp, có thể kéo được những chiếc trực thăng vào đó từ vũ trụ.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được thêm nhiều điều thú vị ở mỏ kim cương khổng lồ thế giới ở Siberia.

Bạn hãy xem thêm: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét